CHĂM SÓC CHANH DÂY TRONG MÙA MƯA

CHĂM SÓC CHANH DÂY TRONG MÙA MƯA

CHĂM SÓC CHANH DÂY TRONG MÙA MƯA

CHĂM SÓC CHANH DÂY TRONG MÙA MƯA

Trung Giang Co.Ltd

Trung Giang Co.Ltd
Trung Giang Co.Ltd
-->

Hotline

0944 919 698

CHĂM SÓC CHANH DÂY TRONG MÙA MƯA

- Khơi thông và thoát nước tốt.
- Dọn cỏ xung quanh cây, cắt tỉa cành cho vườn cây thông thoáng.
- Tỉa bỏ nụ hoa, cảnh nhỏ yếu để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
2. Bón phân: giai đoạn này, cây đã cho hoa, quả nên nhu cầu dinh dưỡng rất lớn.
- Phân hữu cơ: bón 2 lần vào thời điểm đầu và giữa mùa mưa, mỗi lần bón 10 kg phân chuồng/gốc.
- Phân hóa học: bón 15 ngày/lần, nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho chanh dây vì có thêm các nguyên tố vi lượng: Bo, đồng, kẽm rất cần thiết trong thời kỳ ra hoa, đậu trái; mỗi lần bón 300 – 500gr/cây.
3. Phòng trừ sâu bệnh: vào mùa mưa cây chanh dây thường mắc một số bệnh như:
- Ruồi đục trái: tạo ra các vết thương trên quả làm quả non bị rụng, quả lớn có những vết đục làm quả bị thối hoặc biến dạng. Cần cắt tỉa lá già, bệnh, thu gom những trái rơi rụng đem chôn sâu, có khử trùng bằng vôi. Thu hái trái sớm hơn bình thường, không để trái chín quá lâu trên cây. Sử dụng biện pháp bao trái bằng túi giấy trước khi trái chín để hạn chế ruồi trưởng thành đẻ trứng trên trái.
- Bọ xít: tấn công (chích hút) vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả lốm đốm, nếu gây hại nặng làm cho quả rụng. Cần vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại, dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
- Bệnh đốm dầu: bệnh gây hại trên lá, thân và quả. Trên lá, bệnh tạo nên những vết thương màu vàng nhạt bao quanh thân, bệnh nặng dẫn đến rụng lá. Sau khi thu hoạch, cần gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh, khử trùng đất bằng vôi bột. Bổ sung thêm tro trấu có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.
- Bệnh đốm xám: Bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả. Trên lá, vết bệnh thường là những đốm nhỏ màu nâu sáng, nhanh chóng lan rộng và làm lá rụng. Trên thân, vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá nhưng có đặc điểm lõm sâu vào trong thân. Trên quả, vết bệnh tương tự như trên lá và thân. Sau đó những đốm này tạo thành những vết thương tổn lớn gây nên hiện tượng rụng lá và quả. Cần vệ sinh vườn thường xuyên, tạo vườn cây thông thoáng, tăng cường bón phân hữu cơ và phân kali.
- Bệnh héo rũ: thời tiết ẩm ướt, nấm bệnh phát triển nhanh, vết bệnh có thể xuất hiện trên cả cổ rễ và thân. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá, sau đó thân lá và trái héo rũ xuống rồi chết dần. Ở phần thân, nơi tiếp xúc với mặt đất, các bó mạch dẫn bị nấm tấn công tạo các vết bệnh nâu đen vòng quanh thân làm cho nước và dinh dưỡng không thể truyền được từ rễ lên, gây hiện tượng héo rũ thân lá dẫn đến chết cây. Cần hạn chế việc tạo vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ.