Trên đây là bảng thành phần dinh dưỡng của các loại phân hữu cơ từ động vật của một nghiên cứu từ nước ngoài, bảng này chỉ so sánh 3 loại phân bón chính đó làm đạm, lân và kali, vì 3 loại này là 3 yếu tố chính cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đặc biệt đây là đạm, lân, kali hữu cơ. Hiểu rõ hơn về thành phần của chúng trong các loại phân hữu cơ để bà con có nhiều kiến thức hơn để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Vừa nhìn vào ta đã thấy phân DƠI là phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali cao nhất. Thật sự rất đáng tiếc vì DƠI ta không thể nuôi với quy mô lớn để chỉ lấy phân thôi được, với mỗi con DƠI chỉ cho ra một lượng phân rất thấp mỗi ngày, nên lượng phân của chúng cũng rất thấp. Nên phân DƠI có thể được dùng cho những cây kiểng cao cấp, những cây mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Với hàm lượng lân cao nhất trong phân DƠI thì rất thích hợp dùng cho cây trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa, đậu trái.
Tiếp theo đó là phân THỎ tươi, hàm lượng đạm có đến 2,4 %, cao thứ nhì trong các loại phân, nhưng hàm lượng lân và kali không nhiều. Phân thỏ thích hợp hơn cho cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng, cần nhiều đạm để nuôi cây, nuôi lá. Như bạn thấy trong các loại phân thì phân gà có hàm lượng kali cao hơn so với đạm và lân, chiếm đến 2%, Do đó phân gà thích hợp bón cho cây trong giai đoạn dưỡng trái để tăng chất lượng quả ngon hơn và ngọt hơn.
Và phân trùn quế nuôi từ phân bò khi so sánh với tất cả các loại phân khác thì thật sự hàm lượng đạm, lân, kali khá khiêm tốn, chỉ giao động khoảng từ 1% hoặc ít hơn, đặc biệt là kali rất thấp. Nên khi dùng phân trùn quế cần bổ sung thêm kali cho cây trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. Vì giá trị lớn nhất của phân trùn là các acid amin với vi sinh vậttrong đó, giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng, điều mà các loại phân bón khác không có được.
Như vậy, với bảng thống kê thành phần đạm, lân, kali của các loại phân bón như trên, chúng ta đã biết trong giai đoạn nào của cây cần bón những loại phân hữu cơ nào và giá trị của từng loại phân bón là ở đâu để sử dụng hiệu quả chúng cao nhất để canh tác, tránh lãng phí phân bón ra ngoài môi trường mà không được sử dụng.