Biểu hiện của bệnh
+ Lúc mới bệnh thân và cành tiêu có một lớp nấm màu hồng sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu sáng trắng.
+ Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết.
Nguyên nhân
+ Do nấm Corticium Salmonicolor gây hại chủ yếu trên thân và cành tiêu.
+ Những vườn tiêu trồng lâu năm bằng choái sống không được tỉa cành choái vào mùa mưa, vườn tiêu quá rậm rạp, độ ẩm không khí cao, bón thừa đạm nhưng thiếu phân lân và Kali, không bón phân hữu cơ thì thường bị bệnh nấm hồng rất nhiều.
Nấm hồng trên hồ tiêu và biện pháp phòng trừ
+ Vệ sinh đồng ruộng, tỉa tán, cắt cành thoáng mát, làm rãnh thoát nước của vườn tiêu trong mùa mưa.
+ Vườn tiêu trồng bằng nọc sống hoặc choái sống cần phải được tỉa bớt cành vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai, phân NPK tạo điều kiện cho cây khỏe để có khả năng kháng bệnh tốt.
+ Bà con nên thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ thân, cành bị bệnh và đem đốt bỏ.