Cây sầu riêng đang giai đoạn ra hoa xổ nhụy. Theo truyền miệng là áp dụng biện pháp bón NPK với hàm lượng kali cao thị giúp cây sầu riêng vừa ra hoa xổ nhụy tốt vừa có tác dụng hãm đọt. Vậy nếu áp dụng phương pháp đó thì có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây không? Phương pháp kỹ thuật nào tốt nhất áp dụng trong giai đoạn ra hoa xổ nhụy của cây sầu riêng để vừa nuôi hoa vừa hãm đọt?
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa xổ nhụy để vừa nuôi hoa vừa hãm đọt?
- Cây sầu riêng giai đoạn ra hoa xổ nhụy nếu cây có hiện tượng ra đọt sẽ làm cho cây cạnh tranh dinh dưỡng nuôi hoa và dinh dưỡng nuôi đọt. Tuy nhiên cây có xu hướng ưu tiên nuôi đọt. Do vậy quá trình ra hoa sẽ không đồng lọt, chất lượng hoa không tốt, rụng quả non, ... làm giảm năng suất của cây sầu riêng.
- Phương pháp sử dụng phân bón NPK có hàm lượng kali cao vừa giúp cây nuôi hoa và hãm đọt. Theo nguyên lý dinh dưỡng của cây trồng thì phương pháp này có tác dụng. Nhưng hiệu quả như thế nào thì chưa có cơ sở kết luận. Đồng thời liều lượng sử dụng phân NPK có hàm lượng kali cao, thời điểm và cách thức dùng tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng vườn, từng vùng trồng sầu riêng.
- Kỹ thuật áp dụng chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa xổ nhụy và hãm đọt:
+ Cây sầu riêng sinh trưởng phát triển khỏe, cho năng suất, chất lượng cao cần tuân thủ áp dụng đồng loạt các kỹ thuật chăm sóc từ sau thu hoạch vụ trước đến khi thu hoạch vụ này.
Hoa sầu riêng nở vào ban đêm thì ban ngày có thể phun thuốc được không?
- Hoa sầu riêng nở vào ban đêm. Giai đoạn nở hoa cây khá nhạy cảm với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời việc thụ phấn cho hoa nhờ vào loài rơi. Nếu tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật vào ban ngày thì có thể sẽ tác động đến hoạt động của rơi. Ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của cây sầu riêng.
- Khuyến cao đối với phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại cần tiến hành vào giai đoạn trước khi cây nở hoa là tốt nhất.
Cây sầu riêng mấy năm tuổi thì có thể xử lý ra hoa được?
- Cây sầu riêng đủ điều kiện xử lý ra hoa khi cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, sung sức, có bộ tán cây khỏe, không bị sâu bệnh hại.
- Thông thường các giống sầu riêng phổ biến hiện nay khoảng 4-5 năm mới nên để trái. Số lượng trái để lại phải cân đối với bộ khung tán của cây. Nếu để quả nhiều cây sẽ suy kiệt và không phát triển tốt ở các vụ sau.
- Để xử lý ra hoa nghịch vụ nên áp dụng trên cây sầu riêng từ 6 năm tuổi trở lên. Cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh hại, bộ khung tán to khỏe. Những năm đầu áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa cần lưu ý cắt tỉa quả non sao cho số lượng quả cân đối với bộ khung tán của cây.
Thời kỳ chăm sóc cây sầu riêng chưa cho quả. Tại sao cây phát triển cành ngược phía trên và lâu không cho trái?
- Cây sầu riêng là cây phát triển ra nhiều cành, nhánh. Nhưng cành nhánh có su hướng mọc thẳng. Các cành mọc thẳng thường không hoặc ít cho trái.
- Để cây sầu riêng ra trái cần áp dụng kỹ thuật tỉa cành và vít cành trong giai đoạn kiến thiết.
- Giai đoạn cây tơ cứ 6 tháng tiến hành cắt tỉa tạo tán và vít các cành cấp 1, cấp 2 sang ngang. Những cành này sau sẽ là cành mẹ cho trái tốt nhất.
Có nên cắt đọt cho cây sầu riêng hay không?
- Để cây sầu riêng phát triển khỏe, bộ khung tán cân đối thì việc áp dụng kỹ thuật cắt đọt là rất cần thiết.
- Thời điểm cắt đọt tốt nhất: Khi đọt cao quá kích thước khoảng cách trồng thì tiến hành cắt đọt. Được kính đọt khoảng 1-2 cm là hợp lý nhất. Nên cắt đọt bằng dụng cụ sắc bén, tránh làm rập nát vết cắt ảnh hưởng đến phát triển của cây và bệnh hại xâm nhập. Cắt đọt tốt nhất vào mùa khô. Sau khi cắt đọt xong tốt nhất bôi keo liền sẹo vào vết cắt.
Nguồn: GS.TS Trần Văn Hâu-Giảng viên cao cấp trường Đại học Cần Thơ.