Phân trung lượng, vi lượng

Phân trung lượng, vi lượng

Phân trung lượng, vi lượng

Phân trung lượng, vi lượng

Trung Giang Co.Ltd

Trung Giang Co.Ltd
Trung Giang Co.Ltd
-->

Hotline

0944 919 698

Tuy trong đất chứa nhiều nguyên tố vi lượng dễ tiêu và có thể cung cấp đủ (có khi thừa) cho nhu cầu của cây, nhưng bón phân vi lượng vẫn có tác dụng vì:
 
Khi cây  nảy mầm, rễ chưa phát triển, chủ yếu là dựa vào các chất dinh dưỡng trong hạt để nuôi mầm. Ngâm hạt giống với dung dịch phân vi lượng có tác dụng bổ sung thêm nếu trong hạt giống không đủ các nguyên tố vi lượng. Ở các thời kỳ nhất định cây có nhu cầu cao về một nguyên tố nào đó hoặc cần đến một nguyên tố có tác dụng sinh lý đặc biệt, gọi là nguyên tố siêu khủng hoảng. Ví dụ cây cần cho sự ra hoa và đậu quả khi cây sắp ra hoa, kèm cần cho thời kỳ đầu vì ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
 
Các loại phân nào cung cấp các nguyên tổ dinh dưỡng thứ yếu (phân trung lượng)?
 
Trên thực tế không sản xuất phân trung lượng. Các nguyên tố như Canxi, magiê , lưu huỳnh thường được cung cấp qua thành phân phụ của phân đa lượng và chất cải tạo đất. Canxi được cấp qua bón với và các loại phân như: phân lân nung chày, supe lân. Lưu huỳnh được cung cấp supe lân hoặc suntat amon. Magiê có nhiều trong phân lân nung chảy và phân kali – magiê. Dể đáp ứng nhu cầu của cây về các nguyên tố thứ yếu phải căn cứ vào cây và phối hợp các loại phân. Ví dụ:  Cần lưu huỳnh, magiê . Bớn 1/2 supe lân, 1/2 lân nung chảy sẽ cho kết quả tốt.
 
Trong những trường hợp nào thường thiếu nguyên tố trung lượng và vi lượng?
 
Đất lấy thụt thiếu đồng, đất quá chua thiếu molipden, đất quá kiềm hoặc đất nhẹ chua thiếu kẽm, bo, mangan, sắt. Đất quá nhiều mangan cũng gây hiện tượng thiếu sắt. Đất đỏ bazan thiếu lưu huỳnh. Đất bón nhiều lân thiếu kẽm. Đất bón nhiều kali thiếu magiê, natri.
 
Đã phát hiện những trường hợp nào thiếu vi lượng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nước ta?
 
Thiếu đồng trên đất thụt gây hiện tượng trắng và xơ lá lúa. Thiếu magiê ở vùng trồng dứa do bón nhiều kali gây bệnh luộc lá dứa. Thiếu nhôm trên cây chè ở vùng đất không chua. Thiếu lưu huỳnh trên cây cà phê ở Tây Nguyên gây giảm năng suất nghiêm trọng.
 
Có trường hợp nào phân vi lượng làm chết cây hoặc giảm năng suất không?
 
Thường gặp nhất là phun nồng độ cao quá gây cháy lá. Phun vi lượng cần theo đúng nồng độ chi dẫn. Nên phun vào chiều mát.
 
Đã thể nghiệm phun vi lượng có hiệu quả trên các loại cây trồng nào?
 
Đã thử phun molipden cho đậu đỗ, phun bón cho củ cải. cà rốt, bắp cải, phun kẽm cho ngô lạc, phun magiê cho dâu tầm, cà phê.
 
Có loại phân vi lượng nào chung cho tất cả các loại cây trồng không?
 
Mỗi loại đất thiếu một chất khác nhau, mỗi loại cây yêu cầu một nguyên tố vi lượng khác nhau. Cho nên việc dùng phân vi lượng cần phải cẩn thận, căn cứ vào lời khuyên của cácnhà chuyên môn.
 
Bón phân vi lượng bằng cách nào?
 
Có 3 cách thưòng dùng: bón thẳng vào đất (ít sử dụng) hoặc trộn với phân bón, ngâm hạt giống, hồ rẽ và phun lên lá.


Có nên thường xuyên phun phân vi lượng không?
 
Các nguyên tố vi lượng, trong một số trường hợp có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Vì vậy sau khi bón vi lưọng hoặc phun vi lượng cho cây ăn quả 2 năm liền nên ngừng 1 – 2 năm mới dùng lại. Với cây hàng năm như lúa, ngô, đậu đổ có thể liên tiếp phun nhiều năm cho đến lúc thấy không có.hiệu quả. Cần chú ý rằng có nhiều trường hợp bón quá nhiều vi lượng làm lá héo, cây chết, đặc biệt là cây non.
 
Làm thế nào phát hiện cây thiếu nguyên tố vi lượng?
 
a- Nhìn ngoại hình: Cây phát triển chậm, đẻ nhánh, phân cành ít, lá nhỏ hoặc biến dạng (lá không phẳng, nổi gân hoặc xoắn, cuộn tròn lại…)) hoa rụng nhiều, quả không đậu, hình dạng không bình thường, cuống to, trong quá có sạn và búp thổi…
b- Phân tích cây và đất.
c- Bón thúc. Dựa trên chẩn đoán ngoại hình, phím tích cây và đất,sẽ nhận định thiếu nguyên tố nào. Dùng phương pháp phun lên lá dung dịch có các nguyên tố đó rồi quan sát các hiện tượng sau 7-10 ngày.
 

1. Nhóm nguyên tố trung lượng là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu được cây trồng hút với số lượng từ hàng chục đến hàng trăm kg/ha, gồm:

1.1 Canxi (Ca): Cần thiết cho sự phân chia tế bào cây trồng được bình thường. Thêm vào đó canxi có vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ, tăng cường khả năng hút đạm và tăng tính chống chịu một số loại sâu bệnh của cây trồng. Đất chua hoặc đất kiềm mặn thường thiếu canxi. Ngoài ra, đất đồi dốc rửa trôi nhiều nhưng không bón vôi cũng có thể thiếu canxi. Một số loại phân có chứa canxi như Dolomit, thạch cao, vôi...

1.2 Magiê (Mg): Là nhân của diệp lục tố (chất tạo màu xanh của lá cây) và giúp cho cây hút lân dễ dàng, đồng thời làm cho sự vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh hơn. Đất nhẹ thường nghèo Mg và các loại đất bón phân kali hoặc super photphat nhiều năm thì hiện tượng thiếu Mg là phổ biến. Có thể bổ sung Mg cho cây trồng bằng các loại phân tác dụng nhanh như Magiê Sunfat (MgSO4), Magiê kali sunfat (2MgSO4.K2SO4), phân hóa học có chứa Magiê.

1.3 Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin tạo mùi thơm, protein, coenzyme A và các vitamin B8 (biotin), B1 (thiamin). Lưu huỳnh có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng nông sản như tăng mùi thơm cho cà phê, trái cây, tăng hàm lượng dầu cho cây cọ dầu, đậu phộng… Một số loại phân có chứa lưu huỳnh thường dùng cho cây trồng như SA, phân NPK 16-16-8+9S + TE, phân NPK 17-7-17+9S+TE, Magiê sunfat (MgSO4)…

1.4 Silic (Si): Làm bó mạch của cây trở nên cứng cáp giúp cây chống đổ ngã, làm cho bộ lá đứng thẳng tăng diện tích quang hợp và giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh, giúp cây trồng chống chịu khô hạn tốt hơn, giảm tích lũy các chất độc do kim loại nặng gây ra, giúp cây hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, chống chịu đất nhiễm mặn và ngộ độc hữu cơ.

Đặc biệt, Si giúp tăng năng suất và phẩm chất cho lúa (gạo). Phần lớn trong đất có chứa một lượng Silic đáng kể, nhưng hàm lượng Silic hữu hiệu trong dung dịch đất rất thấp chỉ từ 3,5-4ppm. Có thể bón phân SiUrea (chứa 18% Silic) để bổ sung thêm Silic cho cây trồng.

2. Nhóm nguyên tố vi lượng là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu được cây trồng hút với số lượng khá ít, gồm:

2.1 Đồng (Cu): Thúc đẩy chức năng hô hấp của cây, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A. Đồng thời, làm tăng hiệu lực hấp thu kẽm, Mangan, Bo… Tình trạng thiếu đồng thường xảy ra ở các vùng đất cát, đất than bùn hay đất có hàm lượng hữu cơ cao và ở những vùng đất mới khai hoang hay đất chua.

Lượng đồng thiếu hụt có thể được bổ sung dễ dàng trong một thời gian dài bằng cách bón phèn xanh (CuS04.7H20) với liều lượng 10 - 25 kg/ha hoặc phun lên cây với nồng độ 0,02 - 0,05% hoặc bón các loại phân hóa học chứa TE, Super vi lượng mùa khô, Bột Cá Lạt...

2.2 Kẽm (Zn): Tăng khả năng chịu hạn, tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm. Cây thiếu Zn giảm năng suất rõ rệt. Hàm lượng kẽm hữu hiệu trong đất kiềm thấp. Ở đất chua, hàm lượng kẽm hữu hiệu cao, nhưng việc bón vôi cho đất chua làm ảnh hưởng đến khả năng tan của kẽm và làm giảm lượng Zn2+ cây hút được, thêm vào đó khả năng hấp thu của CaCO3 cũng làm giảm lượng Zn2+.

Mặt khác, do sự rữa trôi mạnh (nhất là ở đất cát, cát pha) và đất có hàm lượng lân hữu hiệu cao, hoặc pH đất cao… cũng làm giảm kẽm hữu hiệu. Sử dụng Sunphat kẽm (ZnSO4.7H20) chứa 22,8% Zn với nồng độ 0,1% để xử lý hạt giống hoặc phun lên lá với nồng độ 0,02 -0,05% hoặc sử dụng các loại phân có chứa kẽm như Happy One, phân Cá - Cà Phê Việt Mỹ, VM-LÓT….

2.3 Sắt (Fe): Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây, thiếu Fe cây không thể tổng hợp diệp lục, lá bị hủy hoại. Hiện tượng cây thiếu Fe thường xảy ra trên đất kiềm, đất chua có hàm lượng sắt tổng số thấp, đất nghèo hữu cơ... Ngoài ra, hàm lượng lân trong đất cao cũng làm giảm Fe hữu hiệu trong đất. Trong nông nghiệp, người ta thường sử dụng phân chuồng, phân xanh để bổ sung sắt cho đất hoặc bón phân Dr. Vi lượng (Vi lượng 07) để bổ sung sắt cho cây.

2.4 Mangan (Mn): Làm rễ to khỏe, nẩy mầm sớm, trổ bông đều, tỷ lệ đậu trái cao, hạt chắc mẩy và làm tăng hiệu lực hút lân. Đất trung tính và đất kiềm có hàm lượng Mn thấp và thường xảy ra tình trạng thiếu Mn. Đất cát và đất nghèo hữu cơ thường nghèo Mn.

Sử dụng phân sunphat mangan (MnSO4.5H20) chứa 24,6% Mn để xử lý hạt giống, phun lên lá, bón vào đất để bổ sung mangan cho cây trồng. Hoặc sử dụng các loại phân vi lượng như Vi lượng Việt Mỹ - VL20.

2.5 Bo (B): Tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái; nếu thiếu Bo dễ bị thối noãn khi trổ hoa. Khi thiếu Bo phần gốc chồi bị chết khô, lá phát triển không bình thường, nửa trên của lá có màu vàng xanh ô liu hoặc xanh vàng, hoặc rụng trái non. Bo là nguyên tố dễ rửa trôi, vì vậy vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thì hàm lượng B trong đất thấp hơn so với vùng khô hạn và bán khô hạn.

Đất chua phát triển trên đá phún xuất, đất có kết cấu thô hàm lượng hữu cơ thấp, đất phát triển trên đá vôi thường nghèo B. Bổ sung B cho cây trồng bằng các loại phân chứa B như Borax (hàn the), phân NPK+TE có chứa B, các loại phân vi lượng tổng hợp của Cty CP Phân bón Việt Mỹ.

2.6 Molyden (Mo): Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây, cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu. Trong đất, đặc biệt đất chua, molyden bị hấp thu mạnh bởi các oxít và hydroxít sắt điều này làm giảm lượng molyden hữu hiệu cho cây trồng. Molyden có mặt trong thành phần các hợp chất hữu cơ. Ngoài ra, Mo còn có thể được bổ sung cho cây thông qua sử dụng Super vi lượng Việt Mỹ.

2.7 Clo (Cl): Nguyên tố vi lượng đặc biệt quan trọng với cây cọ dầu và dừa. Clo tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong cây, hoạt hóa các men, vận chuyển của canxi, magiê, kali trong cây; kiểm soát sự thoát hơi nước của cây. Đất cát bị rửa trôi nhiều thường nghèo Clo, nhưng đất mặn và kiềm thường giàu Clo.

Trong thực tế, phân KCl được sử dụng phổ biến nên hiện tượng thiếu Clo là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng hạn chế loại phân có chứa Clo cho các loại cây trồng mẫn cảm với Clo như sầu riêng, thuốc lá, khoai tây...

3. Nhóm nguyên tố Siêu vi lượng: là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây trồng hút với số lượng rất rất ít, như:

3.1 Coban (Co): Rất cần cho quá trình cố định đạm không khí của vi sinh vật, cây họ đậu. Co làm tăng khả năng hút lân của cây. Co rất thích hợp với các loài cây có nhiều vitamin B12. Thiếu Co thường xảy ra ở đất thoát nước tốt, vùng đất có lượng mưa nhiều, đất kiềm và đất thường xuyên bón vôi.

Loại phân được sử dụng rộng rãi và phổ biến để bổ sung Co là Coban sunfat (CoSO4.7H2O) có chứa 21% Co. Cũng có thể sử dụng Super vi lượng mùa khô, Super vi lượng tổng hợp Việt Mỹ để bổ sung Co cho cây trồng.

3.2 Niken (Ni): Cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cây; quá trình cố định đạm của cây họ đậu; sự phát triển chiều cao và sự nảy mầm của các cây ngũ cốc và giúp cây trồng tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh. Ni thường tích lũy ở tầng mặt đất nơi có hàm lượng hữu cơ cao.

Ni rất cần thiết cho cây trồng và động vật, tuy nhiên nếu nồng độ quá cao sẽ gây ngộ độc (nồng độ Ni trong không khí > 20-200ng/m3). Sử dụng niken sunfat (NiSO4) bón vào đất với lượng 0,05 g/cây đối với nho trước khi ra hoa đã làm tăng độ lớn quả và tăng năng suất 23% so với đối chứng (Dobroljubskij và cộng sự).

3.3 Selen (Se): Có liên quan đến sự tăng trưởng ở một số loại thực vật có tích lũy selen. Các nhà khoa học đã SX thành công một loại phân bón làm tăng hàm lượng selen trong lúa mì. Phân chứa Selen thường được sử dụng nhất là natri selenat. Ngoài ra, các nguồn khác có thể sử dụng là natri selenit, selen nguyên tố, bụi selen (6% Se).