BÓN PHÂN CHO CÂY HỒ TIÊU NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÓN PHÂN

BÓN PHÂN CHO CÂY HỒ TIÊU NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÓN PHÂN

BÓN PHÂN CHO CÂY HỒ TIÊU NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÓN PHÂN

BÓN PHÂN CHO CÂY HỒ TIÊU NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÓN PHÂN

Trung Giang Co.Ltd

Trung Giang Co.Ltd
Trung Giang Co.Ltd
-->

Hotline

0944 919 698

BÓN PHÂN CHO CÂY HỒ TIÊU NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÓN PHÂN

Cây hồ tiêu rất cần các chất dinh dưỡng đa lượng và trung vi lượng:
+ Các chất đa lượng bao gồm: Đạm, Lân, Kali, là các nguyên tố dinh dưỡng mà cây hồ tiêu cần với lượng lớn.
+ Các chất trung bao gồm: Canxi, Magie, Lưu huỳnh, cây cần với lượng trung bình.
+ Các chất vi lượng như: Kẽm, Bo, Đồng, Sắt, Manga, cây cần với lượng rất nhỏ.
Tuy cần ít nhưng khi thiếu hụt các chất trung vi lượng sẻ làm hạn chế sinh trưởng và năng xuất cây trồng, vì vậy việc bón phân hợp lý và cân đối, là điều kiện cần thiết để đảm bảo sinh trưởng và năng xuất cây tiêu. Tuy nhiên để bón phân cân đối bà con cần nắm rỏ từng loại phân bón, để có phương pháp sử dụng hợp lý, đúng liều lượng đúng cách, đúng thời điểm, tránh gây lãng phí.
Với phân hóa học là phân có thành phần dinh dưỡng cao, cung cấp cho cây tiêu một lượng dinh dưỡng lớn như Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magie, Lưu huỳnh. Phân hữu cơ là loại phân không thể thiếu trong chăm sóc cây hồ tiêu, phân hữu cơ có những đặc tính mà phân hóa học không thể có đc. Khi bón vào đất ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân hữu cơ còn cải tạo đc lý hóa tính sinh lý đất, tức là cải thiện môi trường đất, từ đó tăng tác dụng của phân hóa học. Phân hữu cơ còn thúc đẩy phát triển các vi sinh vật đối kháng, làm hạn chế sự phát triển của các loại tuyến trùng, nấm bệnh gây hại hồ tiêu, điều này rất có ỹ nghĩa với cây hồ tiêu.
Theo các nhà khoa học trong chăm sóc cho cây tiêu bà con cần quan tâm về vấn đề quản lý dinh dưỡng chú ý bón phân theo phương pháp bốn đúng và đặc biệt chú ý đến bón phân hữu cơ. Nên bón mỗi năm từ 15 – 25 Kg phân chuồng đã ủ hoai mục trộn với chế phẩm trichoderma cho 1 trụ tiêu, đồng thời bà con nên sử dụng thêm phân nitrat canxi để tăng cường canxi và vi lượng cho cây. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm phân khoáng để giúp cây tiêu sinh trưởng tốt hơn, ngoài ra với những vườn tiêu năm trước cho quả nhiều bà con nên phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cây tiêu nhanh phục hồi sức khỏe.
Một số lưu ý khi bón phân cho cây tiêu:
- - Nhà vườn nên tính toán hàm lượng nguyên chất dinh dưỡng, nhất là các chất đa lượng (N, P2O5, K2O) trong các loại phân (phân đơn, phân NPK hỗn hợp) khi sử dụng trong vườn tiêu; tránh trường bón thiếu, thừa trên vườn tiêu làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Ở các vườn tiêu trên nền đất thấp đối với phân Lân nên chọn loại ít gây chua đất.
- Hiện tại, nhiều nhà vườn trong tỉnh còn bón phân cho tiêu nhiều lần/năm (7-10 lần/năm) đều này làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, vì khi bón phân chia làm nhiều đợt/năm, cây tiêu sẽ ra nhiều chồi nhánh không cho bông (nhánh lươn, nhánh vượt), cây hồ tiêu sẽ ra hoa, đậu quả không tập trung/vụ làm giảm năng suất. Mặt khác việc làm này sẽ kéo theo nhiều loại dịch hại/tiêu phát triển mạnh trong vườn.
- Khi sử dụng phân hữu cơ, phân phải được ủ hoai mục hoàn toàn, nên kết hợp phân hữu cơ với chế phẩm sinh học Trichoderma hoặc sử dụng phân hữu cơ vi sinh (đã có vi sinh vật có lợi trong phân) bón cho vườn nhằm làm tăng mật số vi sinh vật có lợi trong đất từ đó hạn chế mật số các vi sinh vật gây hại trong đất xung quanh rễ cây tiêu, làm tăng tuổi thọ cho cây tiêu.
- Phun phân bón lá bổ sung trung lượng (Ca, Mg,...) và vi lượng (Zn, B,...) cho hồ tiêu nên phun trong mùa mưa ở các thời điểm cây đang hình thành các gié hoa, phun đúng theo nồng độ khuyến cáo, phun kỹ mặt dưới lá và phun vào lúc trời mát không nắng gắt, mưa lớn. Thời gian giao mùa, nhiệt độ không khí giảm thấp (mùa gió bất) trụ tiêu thường bị rụng nhiều gié hoa vào thời điểm này, cần phun bổ sung đầy đủ các chất trung, vi lượng để cây tiêu giảm bớt sóc “stress” do bất lợi từ môi trường.
- Lưu ý trong cách bón phân: áp dụng biện pháp rải hay hòa tan phân trong nước để tưới cần có biện pháp che, đậy lượng phân bằng đất hoặc rơm rạ, cỏ khô để tránh hiện tượng phân “bốc hơi” thất thoát. Riêng các loại phân lâu tan trong nước cần ngâm trước từ 1-3 ngày để phân tan đều trước khi tưới cho cây (đối với nhà vườn áp dụng biện pháp tưới phân). Trong thời gian bón phân cho cây tiêu phải đảm bảo nền đất đủ ẩm để cây dễ dàng lấy dinh dưỡng tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Cũng theo các nhà khoa học, ở những vườn tiêu đất chua, ẩm ướt, bị đọng nước và bón ít phân hữu cơ cũng dễ dẫn đến bệnh hại cho cây tiêu, nhất là bệnh chết nhanh cây tiêu. Để phát triển hồ tiêu bền vững, người trồng tiêu cần thực hiện tổng hợp các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học quản lý cây trồng tổng hợp ngay từ đầu.
Như vậy để trồng tiêu thành công bà con nông dân cần chú ý đến vấn đề bón cân đối các loại phân đạm, lân, kali và bổ sung trung vi lượng hợp lý. Sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có bổ sung nấm đối kháng, vi sinh vật phân giải lân nhằm giúp cây tiêu sinh trưởng khỏe và đề kháng với các loại sâu bệnh hại và 1 điều rất quan trọng đó là cần áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp ngay từ đầu và tham khảo khoa học kỹ thuật trước khi trồng để có được những vụ mùa bội thu.